Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, trên bếp lửa hồng là một nồi bánh chưng xanh, trên mâm cỗ cúng gia tiên của bất kỳ gia đình Việt Nam nào cũng không thể thiếu một thứ bánh đậm đà bản sắc dân tộc đó là món bánh chưng xanh. Có ai đặt câu hỏi : Vì sao người Việt Nam có bánh chưng xanh? Vì sao món bánh chưng lại được đặt trân trọng trên bàn thờ cúng tổ tiên trong dịp tết chưa nhỉ? Để trả lời cho câu hỏi đó xin mời các bạn tìm đọc cuốn sách có tựa đề “ Sự tích bánh chưng bánh giầy” sách do Nxb Mỹ Thuật xuất bản năm 2017, khổ sách 17 x 24 cm mỗi trang sách đều có tranh minh họa kèm theo rất sinh động.
Bánh chưng, bánh giầy là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những hạt "ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sức lao động của con người. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh giầy hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị.
Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh giầy dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh giầy biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.
Truyện kể rằng vua Hùng thứ 6 có tất cả 22 người con trai tất cả đều thông minh văn hay võ giỏi. Trong đó hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu chỉ thích trồng trọt. Khi vua già yếu muốn kén người kế vị nhưng không biết chọn ai, Vua phán” Đến ngày hội đầu năm mới ai dâng được của ngon vật lạ nhất để cúng trời đất sẽ được truyền ngôi báu. Các hoàng tử đua nhau lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ. Riêng chàng hoàng tử Lang Liêu nghĩ mình sẽ dâng cha sản vật từ chính quê hương của mình và chàng đã nghĩ cách làm ra món bánh chưng bánh giầy.
Hy vọng sau khi đọc xong cuốn sách các em có thể tự tin phụ giúp ông bà, cha mẹ gói bánh chưng để cúng tổ tiến và thưởng thức trong dịp tết cổ truyền sắp tới.